Tầm quan trọng của “Kiểu dáng công nghiệp” trong doanh nghiệp sản xuất
Ngày nay, trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt các doanh nghiệp bước vào cuộc đua cải tiến chức năng, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này rất tốt!
Nhưng,
Có một điều quan trọng mà dường như hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang bỏ qua đó là thay đổi Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm. Theo tổng hợp nghiên cứu của các công ty chuyên nghiên cứu thị trường có đến 88,67% khách hàng cho rằng kiểu dáng của sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm của họ.
Để giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Kiểu dáng công nghiệp trong kinh doanh cũng như đưa ra giải pháp giúp các doanh nghiệp tự tin triển khai dự án của mình.
Bài viết này Vdesign R&D xin chia sẻ dưới góc độ của đơn vị thiết kế, nhà tư vấn chiến lược phát triển sản phẩm đã từng triển khai nhiều dự án và mang lại thành công cho các doanh nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp của Coca Cola không ngừng thay đổi và đa dạng – Hình ảnh: ccamatil
1. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP hiểu thế nào cho đúng?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó.
Đặc điểm chung của kiểu dáng công nghiệp là tính dễ thay đổi theo thời gian xuất phát từ mục đích tạo cảm giác mới mẻ, gây thu hút, kích thích người tiêu dùng nên các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, sáng tạo ra những sản phẩm có kiểu dáng mới lạ, đẹp mắt trong quá trình kinh doanh.
Kiểu dáng công nghiệp là yếu tố quan trọng giúp khách hàng phân biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, có thể làm tăng giá trị thương mại của doanh nghiệp và sản phẩm của họ.
Vậy, Kiểu dáng công nghiệp ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như thế nào?
“Một sản phẩm có công năng tốt rất quan trọng. Nhưng sản phẩm sẽ khó có thể thương mại được, nếu kiểu dáng của sản phẩm không đủ hấp dẫn thị giác của khách hàng”
NTK Huy Biển – Giám đốc thiết kế sáng tạo Vdesign R&D phát biểu tại ngày hội thiết kế Việt Hàn chủ đề “Thiết kế chinh phục khách hàng thời 4.0”
Bây giờ hãy cùng Vdesign R&D làm rõ qua các phân tích dưới đây nhé.
1.1. Ấn tượng thương hiệu đầu tiên với khách hàng.
Kiểu dáng sản phẩm là đại diện cho thương hiệu của bạn khi khách hàng lần đầu bắt gặp và tìm kiếm.
Dù luôn có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, tuy nhiên trong xu hướng phát triển mới của thị trường thì “tốt gỗ phải tốt cả nước sơn”, tốt cả về công năng và hình thức.
Bởi trong tâm lý của người mua hàng thì sự cẩu thả và thiếu đầu tư cho kiểu dáng, hình thức thì không thể đồng nghĩa với một sản phẩm tốt được.
Kiểu dáng bên ngoài luôn là yếu tố quyết định tạo nên ấn tượng ban đầu. Ấn tượng đó có thể là tốt hoặc xấu. Nếu tốt sẽ mang lại cảm giác yêu mến còn ấn tượng xấu thì bạn sẽ nhanh chóng bị lãng quên hoặc có thể làm khách hàng cảm thấy khó chịu.
Trên kệ hàng siêu thị, kiểu dáng sản phẩm gần như mang tính quyết định việc liệu khách hàng có bị thu hút và muốn tới gần tìm hiểu sản phẩm của bạn hay không.
Bởi vậy, điều bạn cần làm bên cạnh việc liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm đó là đầu tư để thay đổi kiểu dáng sản phẩm thật bắt mắt, sáng tạo, độc đáo, đủ sức thuyết phục khiến khách hàng yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
1.2. Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu sản phẩm
Trong quá trình mua hàng, kiểu dáng có chức năng kéo khách hàng lại gần với sản phẩm để từ đó công ty có cơ hội giới thiệu đến khách hàng các chức năng, tính năng của sản phẩm.
Khi đã có ấn tượng ban đầu tốt đẹp với kiểu dáng sản phẩm, khách hàng sẽ suy nghĩ tới việc thử tìm hiểu xem liệu sản phẩm này có đặc tính gì và đáng sử dụng hay không và lợi ích mà họ nhận được khi sử dụng sản phẩm đó để tự thuyết phục mình có nên mua hay không.
Từ đó cho thấy kiểu dáng góp phần làm tăng khả năng tiếp cận với khách hàng và là yếu tố quan trọng dẫn đến việc ra quyết định mua sản phẩm của họ.
Lúc này, những sản phẩm có kiểu dáng độc đáo kết hợp với những tính năng hấp dẫn, tiện ích, làm hài lòng khách hàng cả nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng sẽ khiến khách hàng dễ dàng ra quyết định mua sản phẩm hơn.
1.3. Tác động tới quyết định mua sản phẩm
Đa số người tiêu dùng rất coi trọng kiểu dáng, hình thức, mẫu mã sản phẩm, bởi kiểu dáng sản phẩm còn chịu sự ảnh hưởng của xu hướng thiết kế từ các ngành liên quan như thời trang, kiến trúc, nội thất…
Khi đời sống xã hội phát triển thì tư duy của con người cũng phát triển, thẩm mỹ của con người cũng được nâng cao, thói quen sử dụng cũng thay đổi và đặc biệt là môi trường sống cũng được thay đổi để phù hợp với con người mới.
Điều đó cho thấy không thể sử dụng những kiểu dáng cũ, những kiểu dáng kém thẩm mỹ cho người tiêu dùng hiện đại, không thể đưa những sản phẩm như vậy vào trong những không gian với những phong cách sang trọng, hiện đại được và đây được coi là thách thức lớn đối với các thương hiệu.
Có tới 64% người tiêu dùng quyết định mua hàng tại điểm bán mà không hề có sự nghiên cứu từ trước và kiểu dáng sản phẩm là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới quyết định đó.
Vì vậy có thể thấy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để người tiêu dùng có thể yêu thích sản phẩm từ ấn tượng đầu tiên và đây trở thành yếu tố then chốt quyết định sức mua của thị trường với sản phẩm đó.
1.4. Tác động tới ý định quay trở lại mua sản phẩm
Nếu tại điểm bán hàng; kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn của khách hàng thì yếu tố hữu dụng của chúng lại quyết định sự hài lòng của khách hàng sau đó.
Người tiêu dùng thường kỳ vọng vào những sản phẩm có kiểu dáng độc đáo bắt mắt sẽ có công năng tốt, thuận tiện, dễ sử dụng….
Do đó, các yếu tố thẩm mỹ luôn được cân nhắc, cùng với các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm mới hoặc được cải tiến. Đối với sản phẩm có kiểu dáng đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa chức năng và hình dáng thì cả hai yếu tố đó sẽ cùng góp phần tạo nên giá trị của sản phẩm khiến khách sẵn sàng quay trở lại với gian hàng của bạn vào những lần tiếp theo.
2. “Khác biệt hay là chết” Bài học từ những cái tên “LỚN”
Có rất nhiều bài học thực tế đã xảy ra mà chúng ta có thể nhìn lại để thấy tầm quan trọng của việc đổi mới kiểu dáng sản phẩm ảnh hưởng tới doanh nghiệp như thế nào.
NOKIA “Người Hùng” năm xưa – Ảnh:Jeremy Lee
“Các sản phẩm thật tệ. Không còn sự hấp dẫn trong đó nữa”
Đã có một thời nhắc đến điện thoại người ta sẽ nghĩ ngay đến Nokia. Ở thời kỳ hoàng kim, thương hiệu di động Phần Lan “phủ sóng” gần như mọi phân khúc, từ giá rẻ cho đến bình dân và cao cấp. Thế nhưng, trong khi các đối thủ liên tục tung ra những kiểu dáng mới và cập nhật hệ điều hành để đem lại cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn thì Nokia vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Sự chậm trễ thay đổi đã khiến Nokia – từ vị thế của ông lớn số 1 của thị trường di động phải ngậm ngùi “bán mình” cho Microsoft.
“Không làm khác biệt, đừng kỳ vọng kết quả khác”.
Đó là phát biểu của ông Trần Minh Hoàng, Giám đốc Marketing tại Marico SEA trong ngày tung hàng X-Men GO.
Vậy làm sao để khác biệt? Điều đầu tiên chính là “Thay đổi tư duy” – thay đổi trong cách tiếp cận cơ bản, hay giả thuyết nền tảng. Nghĩa đơn giản của nó là trong khi mọi người đi theo lối mòn nguyên tắc một cách ngoan ngoãn, thì bạn tự vạch ra cách đi riêng của mình và thực hiện nó. Người biết nắm bắt đổi mới tư duy sẽ gặt hái được thành công, người bước theo lối mòn khuôn mẫu có thể sẽ chẳng thu hoạch được gì.
Ngày nay, đa số mọi người luôn đi theo lối mòn đã được vạch sẵn, sản phẩm cũng vậy, và tất cả mọi người đều hi vọng họ sẽ thành công. Như vậy sự cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt. Tất cả mọi người đang làm những việc y hệt nhau, cho ra các sản phẩm cùng mẫu mã, nhưng lại hi vọng sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
Có thể nói đây không phải là cách tốt nhất. Xã hội luôn tồn tại những “kẻ yếu thế”, những người sinh ra với xuất phát điểm bất lợi hơn những người khác, nhưng họ dám thay đổi thoát ra khỏi lối mòn thông thường để rồi gặt hái được thành công.
Thiết kế kiểu dáng khẳng định đẳng cấp thương hiệu
Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-heec có một câu nói rất nổi tiếng: “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con bạn”. Đây cũng chính là triết lý kinh doanh giúp tập đoàn này vượt qua nhiều sóng gió và lần lượt đánh bại các đối thủ sừng sỏ.
Các sản phẩm của Sam Sung ngày càng đa dạng và tinh tế – Ảnh Pinterest
Ngày nay, những nhà phát triển thương hiệu đều nhận ra sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống hình ảnh riêng biệt cho thương hiệu của mình không chỉ từ hình ảnh, kiểu dáng mà ngay cả ngôn ngữ thể hiện của sản phẩm cũng góp phần tạo dựng sự khác biệt và thành công cho thương hiệu.
Sự thành công của Samsung trong thời gian qua đã khẳng định sự đúng đắn trong việc đầu tư phát triển kiểu dáng sản phẩm chiếm vị trí nòng cốt trong chiến lược phát triển thương hiệu của hãng. Suốt 13 năm qua, kể từ năm 1994, Samsung đã là một trong những công ty đi tiên phong trong việc đặt trọng tâm của chiến lược phát triển thương hiệu của mình vào việc thiết kế kiểu dáng sản phẩm. Và giờ đây, hầu hết các nhà quảng cáo đều luôn quan tâm đến việc phát triển mẫu thiết kế cho hệ thống sản phẩm, hình ảnh của mình như một phần hết sức quan trọng trong hệ thống thương hiệu của mình.
Bạn đang vượt lên
“Nếu việc thiết kế kiểu dáng sản phẩm là nền tảng trong chiến lược phát triển thương hiệu của bạn thì khi bạn sáng tạo ra một mẫu sản phẩm mới thành công cũng có nghĩa là bạn đã gửi thông điệp đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh và tất cả khách hàng mục tiêu của bạn rằng – Bạn đang vượt lên” – Craig Briggs, giám đốc điều hành khu vực của công ty Thiết kế & Thương hiệu: Desgrippes Gobé nói.
Craig Briggs lấy Nintendo làm ví dụ, Nintendo đã tạo ra sản phẩm máy chơi game Wii với kiểu dáng thiết kế hết sức đặc biệt và ấn tượng, tạo sự thu hút cũng như những cách thức mới mẻ lôi cuốn các game thủ.
Và chuyện gì đã xảy ra sau đó: Tỷ lệ mua chiếc máy chơi game Wii đã tăng lên 15%, có lúc đỉnh điểm đã lên đến 60%. Thật đáng tự hào về quyết định thay đổi ấy, để có được những quyết định đúng đắn đưa doanh nghiệp không đi vào bế tắc thì không thể không đánh đổi.
3. Điều gì khiến doanh nghiệp của bạn ngại đổi mới kiểu dáng sản phẩm?
Bên trên là một số tấm gương điển hình để bạn rõ ràng nhìn thấy nhất về sức mạnh của việc thay đổi kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào.
Còn doanh nghiệp của bạn thì sao?
Đã bao lâu rồi sản phẩm của bạn chưa thay đổi? điều gì ngăn cản việc bạn đưa sản phẩm của của bạn lọt vào ấn tượng đầu tiên của khách hàng vậy?
Qua quá trình làm việc thực tế với các doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp là:
Tư duy lối mòn – ngại thay đổi: Thực trạng chung của các Doanh nghiệp hiện nay là sử dụng sản phẩm với mẫu mã có sẵn, công nghệ cũ… Nhưng chính bạn không biết rằng điều này vô tình khiến sản phẩm của bạn trở nên mờ nhạt và đại trà không thể gây ấn tượng đầu tiên cho khách hàng tiềm năng.
Hãy nhớ “ Không làm khác biệt đừng kỳ vọng kết quả khác”
Vốn đầu tư: Chúng tôi biết có đến 95% các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để đầu tư được một phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi một nguồn đầu tư rất lớn.
Chi phí để ra một sản phẩm mới cũng cao hơn sản phẩm có sẵn.
Việc đầu tư cho đổi mới và phát triển là phần không thể thiếu nếu mục tiêu của doanh nghiệp là phát triển lâu dài.
Chỉ có đầu tư cho đổi mới sáng tạo mới tạo ra sự phát triển đột phá.
Thật sự khó khăn đúng không nào?
Chắc bạn đang tự hỏi “ Có giải pháp nào giúp doanh nghiệp của bạn có thể phát triển được sản phẩm mới mà vẫn tíết kiệm chi phí không? “
Câu trả lời là “Có”. Tại Vdesign R&D chúng tôi đã có tất cả quy trình để tối ưu vấn đề mà một doanh nghiệp khi muốn thay đổi kiểu dáng sản phẩm của mình gặp phải.
4. Giải pháp nào cho doanh nghiệp của bạn ?
Vdesign R&D là một trong số ít các công ty tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm.
Đội ngũ nhân sự chuyên môn của công ty là sự kết hợp của các nhà thiết kế trong nhiều lĩnh vực thiết kế kiểu dáng sản phẩm, thiết kế đồ họa, kỹ sư cơ khí chế tạo…
Với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thiết kế kiểu dáng sản phẩm nói chung và thiết kế Kiểu Dáng Công Nghiệp nói riêng, chúng tôi đã và đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ viễn thông, thiết bị gia dụng, thiết bị chiếu sáng, sản phẩm nội thất điển hình như Mobifone, công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông, công ty CP Goldsun, công ty CP Sao Việt, công ty TNHH thiết bị điện G8, Công ty BSR Technology…
Vdesign R&D cung cấp một giải pháp dịch vụ hoàn chỉnh, từ việc xác định mục tiêu phát triển sản phẩm của công ty qua các giai đoạn, cung cấp giải pháp thiết kế đảm bảo sản phẩm được đưa vào sản xuất và kinh doanh thuận lợi.
Những dịch vụ đang được triển khai tại Vdesign R&D
– Tư vấn chuyên nghiệp, tận tình về nhiều khía cạnh của sản phẩm mà quý doanh nghiệp muốn phát triển, từ đó doanh nghiệp sẽ có những định hướng phát triển sản phẩm hiệu quả.
– Dịch vụ thiết kế Kiểu Dáng Công nghiệp cho các dòng sản phẩm như: sản phẩm gia dụng, sản phẩm điện tử, sản phẩm nội thất, máy móc chuyên dụng, phương tiện giao thông, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…
– Dịch vụ thiết kế sản phẩm nội thất.
– Dịch vụ thiết kế đồ họa từ tư vấn Nhận diện thương hiệu, bao bì, tem nhãn mác sản phẩm đến bảo hộ thương hiệu
– Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ.
– …
Ngoài ra,
Thấu hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp, từ năm 2020 Vdesign R&D triển khai chương trình hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp phát triển sản phẩm.
Mỗi tháng Vdesign R&D sẽ dành tặng 02 suất tư vấn phát triển sản phẩm miễn phí cho chủ doanh nghiệp.
Bạn sẽ được làm việc trực tiếp với Nhà thiết kế Nguyễn Huy Biển – Giám đốc sáng tạo và là người sáng lập Vdesign R&D, chuyên gia nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm. Người có nhiều năm tư vấn và thiết kế cho các thương hiệu lớn trong và ngoài nước.
(Lưu ý: Chương trình miễn phí nhưng để đảm bảo chất lượng chương trình doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng đặt hẹn và gửi hồ sơ theo thông tin bên dưới để được sắp lịch )
Liên hệ ngay để được sắp lịch
Hotline: 0974 355 945
Email: info@vdesignrd.com